Lịch sử Krypton

Krypton (tiếng Hy Lạp kryptos có nghĩa là "ẩn") được William RamsayMorris Travers phát hiện năm 1898 trong phần còn lại của không khí lỏng khi cho bay hơi gần hết mọi thành phần. Neon được phát hiện bằng cách tương tự trong cùng một công trình chỉ vài tuần sau đó.[4] William Ramsay được trao giải Nobel hóa học năm 1904 vì phát hiện ra các nguyên tố thuộc nhóm khí hiếm. Năm 1960 một thỏa thuận quốc tế đã xác định độ dài của mét theo thuật ngữ của bước sóng ánh sáng phát ra từ một đồng vị của krypton. Thỏa thuận này đã thay thế cho mét tiêu chuẩn cũ được đặt ở Paris – là một thanh kim loại được làm từ hợp kim platin-iridi (mét cũ này được ước lượng bằng một phần mười triệu của một phần tư chu vi Trái Đất tính theo hai cực). Vào tháng 10 năm 1983 thì tiêu chuẩn krypton này cũng đã được Bureau International des Poids et Mesures (Ủy ban đo lường quốc tế) thay thế. Mét hiện nay được định nghĩa như là khoảng cách mà ánh sáng có thể vượt qua trong chân không trong 1/299.792.458 s.[5][6][7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Krypton http://encyclopedia.airliquide.com/Encyclopedia.as... http://books.google.com/books?id=ckyqWMwJXJMC&pg=P... http://www.madehow.com/Volume-4/Krypton.html http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://www.journals.uchicago.edu/doi/full/10.1086/... http://math.ucr.edu/home/baez/physics/Relativity/S... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb119666366 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb119666366 http://www-d0.fnal.gov/hardware/cal/lvps_info/engi...